Tập huấn về quản lý rủi ro cho vay lại
Việt Nam bắt đầu tiếp nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ năm 1993. Nguồn vốn này đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thông qua chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, cải cách thể chế, cũng như các ưu tiên khác của chính phủ. Vốn này được sử dụng để giải ngân và một phần cho vay lại cho các đối tượng có chương trình/dự án hoàn vốn.
Từ năm 2017, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Quản lý Nợ công, góp phần hoàn thiện khung pháp lý và năng cao hiệu quả quản lý nợ công. Nhiều chương trình, dự án vay lại đã phát huy hiệu quả, mang lại nhiều đổi mới, nâng cao năng lực quản lý vốn sản xuất kinh doanh. Hầu hết các chương trình, dự án đều trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, một số chương trình/dự án gặp khó khăn, không trả được nợ hoặc nợ quá hạn, gây ảnh hưởng đến nguồn vốn doanh nghiệp, tín dụng quốc gia, và tăng rủi ro đối với ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, khi việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi ODA giảm dần, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, thúc đẩy chính phủ kiểm soát rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn vay là điều vô cùng cấp thiết.
Nhận thức được những thách thức này, trong khuôn khổ dự án "Tăng cường quản lý tài chính công tại Việt Nam", đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và chính phủ Đức, GIZ và Bộ Tài chính đã xây dựng tập huấn về quản lý rủi ro cho vay lại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
Hội thảo này đã cung cấp thông tin toàn diện cho 90 cán bộ từ Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại bao gồm quy định, khung pháp lý trong quản lý rủi ro của các khoản vay cho vay lại, tình hình hiện tại của các khoản vay cho doanh nghiệp và cơ quan dịch vụ công, và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý rủi ro của việc cho vay lại. Ngoài ra, các bài thuyết trình từ các tổ chức trung gian có kinh nghiệm trong việc thực hiện các khoản vay cho vay lại, cùng với việc chia sẻ khó khăn từ các bên tái vay, sẽ mang lại nhiều nguồn thông tin hữu ích cho các cán bộ phụ trách.