Ươm mầm khởi nghiệp Công nghệ Xanh: giải pháp xanh hóa Việt Nam

 

Ngành dệt may đóng góp khoảng 50 tỷ USD mỗi năm vào GDP của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong khối các ngành công nghiệp và thải ra khoảng 5 triệu tấn CO2 (theo báo cáo WWF 2021). Ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc số hóa và xanh hóa sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về tính bền vững, đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chính phủ Đức tích cực đóng góp cho nỗ lực của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, thông qua sáng kiến “Bệ đỡ công nghệ xanh” nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp mong muốn mở rộng quy mô các giải pháp xanh hiện có trong ngành dệt may. Với hỗ trợ kỹ thuật của GIZ, sáng kiến kéo dài sáu tháng và giúp  ác công ty khởi nghiệp đã xây dựng mô hình kinh doanh thành công nhưng chưa có khả năng mở rộng quy mô, thông qua nâng cao năng lực phát triển kinh doanh và đổi mới sáng tạo, cơ hội thiết lập mạng lưới và huy động nguồn lực. Sáng kiến cũng hỗ trợ  nhân rộng các giải pháp đã được thử nghiệm thành công nhằm giải quyết các vấn đề của ngành dệt may.

Câu chuyện về Flometric

Flowmetric, một nền tảng quản lý rủi ro về nước cho doanh nghiệp, đã được Bệ đỡ Công nghệ Xanh lựa chọn để triển khai thí điểm. Ngoài hỗ trợ phát triển công cụ quản lý rủi ro về nước, sáng kiến còn cung cấp hỗ trợ về xây dựng thương hiệu và liên kết thị trường, kết nối chuyên gia và dữ liệu. Nền tảng của Flowmetric, sau khi được xác nhận và áp dụng rộng rãi, sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tuân thủ tốt hơn các tiêu chuẩn sử dụng nước quốc tế khác nhau bằng cách đo chính xác hơn lượng nước đầu vào và thải ra, qua đó đánh giá được các rủi ro và tác động về mặt tài chính. Thí điểm thành công sẽ giúp nhân rộng Flowmetric, công cụ hữu ích cho các công ty trong việc đánh giá tác động tài chính của các rủi ro liên quan đến việc sử dụng nước.

Bệ đỡ Công nghệ Xanh không chỉ giới hạn ở việc vinh danh các giải pháp công nghệ. Sáng kiến còn trao quyền cho các công ty khởi nghiệp như Flowmetric thông qua việc cung cấp các nguồn lực và mối liên kết hữu ích, mở rộng thị trường và tăng trưởng bền vững. Cách tiếp cận này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy một hệ sinh thái đổi mới xanh phát triển mạnh mẽ trong ngành dệt may của Việt Nam, mang lại lợi ích cho cả xã hội và môi trường.

“Tiên phong trong việc quản lý rủi ro về nước, chúng tôi phải đối mặt với nhiều thách thức khi phát triển nền tảng của mình; chúng tôi sẽ không thể phát triển nhanh chóng nếu không có sự hỗ trợ từ đối tác của chúng tôi là GIZ. Là một công ty khởi nghiệp với nguồn lực hạn chế, chúng tôi vui mừng đón nhận kinh nghiệm và sự  hướng dẫn do GIZ mang lại. Họ đã cung cấp cho chúng tôi các công cụ cần thiết để có thể hoàn thiện sản phẩm của mình.” - Wilder McCoy, đồng sáng lập Flowmetric, chia sẻ.