Hình thành doanh nghiệp thông qua thiết kế tuần hoàn – Hãy tham gia vào Khóa đào tạo của CIRCO
Kinh tế tuần hoàn nghĩa là gì trên thực tế? Giá trị nào doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra khi chuyển đổi sang mô hình tuần hoàn? Các bước đi nào doanh nghiệp bạn cần thực hiện để chuyển đổi thành công sang mô hình tuần hoàn?
GIZ sẽ đưa công nghệ đào tạo của CIRCO đã được quốc tế công nhận vào Việt Nam và đang tìm kiếm các doanh nghiệp muốn tham gia những khóa đào tạo đầu tiên do chuyên gia quốc tế giảng dạy vào đầu năm 2024.
Khóa đào tạo thứ nhất của CIRCO được tổ chức tại Hà Nội: theo 1 trong 3 khoảng thời gian sau: 1) 4-12/1; 2) 8-16/1; hoặc 3) 11-19/1, 2024 (thời gian chính xác sẽ được thông báo sau)
Khóa đào tạo thứ hai của CIRCO được tổ chức tại Tp. HCM: vào tháng 1 hoặc tháng 2, 2024 (thời gian chính xác sẽ được thông báo sau)
Công nghệ đạo tào của CIRCO là gì?
Một khóa đào tạo của CIRCO thường bao gồm 3 hội thảo (một hội thảo kéo dài 1 ngày) và các cuộc trao đổi cá nhân qua điện thoại giữa những hội thảo này. Để biết thêm thông tin, xin tham khảo trang web của CIRCO.
NGÀY 1 – MỞ ĐẦU: Đi sâu vào các nguyên tắc thiết kế của kinh tế tuần hoàn để xác định việc mất đi của vật liệu có giá trị trong doanh nghiệp, từ đó bộc lộ ra các cơ hội tuần hoàn.
NGÀY 2 – LÊN Ý TƯỞNG: Xây dựng các đề xuất giá trị và mô hình kinh doanh tuần hoàn từ các cơ hội được xác định trong Ngày 1.
NGÀY 3 – THỰC HIỆN: Thiết kế lộ trình thực hiện để đưa các đề xuất tuần hoàn ra thị trường, người tham gia trình bày kế hoạch của mình với các bạn học viên.
Tại sao doanh nghiệp của bạn nên đăng ký tham gia các khóa đào tạo đầu tiên của CIRCO tại Việt Nam?
- Lĩnh hội bí quyết cập nhật của quốc tế về thiết kế và mô hình kinh doanh tuần hoàn.
- Xác định các cơ hội kinh doanh tuần hoàn mới thông qua các đề xuất giá trị mới và tiết kiệm chi phí.
- Xây dựng lộ trình để bắt đầu quá trình chuyển đổi tuần hoàn tại doanh nghiệp của bạn chỉ sau vài ngày.
- Đi trước xu hướng về nhu cầu thị trường và các quy định sắp tới.
- Nhận được sự hỗ trợ trực tiếp, đặc biệt của các giảng viên quốc tế, giàu kinh nghiệm.
Các khóa CIRCO đầu tiên sẽ được tổ chức miễn phí cho doanh nghiệp tham gia. Đừng bỏ lỡ cơ hội này!
Đối tượng nào công nghệ đào tạo CIRCO hướng tới?
- Công ty sản xuất (các ngành như nhựa và bao bì, điện tử và pin, dệt may, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác) hoặc bất kỳ công ty nào kinh doanh một số loại sản phẩm hữu hình (như lĩnh vực ẩm thực)
- Công ty với mọi quy mô và thuộc mọi khâu của chuỗi giá trị sản phẩm
- Công ty mong muốn tích hợp các nguyên tắc tuần hoàn vào hoạt động kinh doanh của mình
Mỗi công ty tham gia đào tạo được cử 2 cán bộ tham gia, nhân sự đến từ công ty gồm 1 người có kiến thức tốt về khách hàng và người kia đến từ bộ phận thiết kế, xây dựng sản phẩm hoặc bên chuỗi cung ứng.
Người tham gia 2 khóa đào tạo đầu tiên đầu năm 2024 này cần có kỹ năng tiếng Anh để có thể theo học trực tiếp với giảng viên quốc tế.
Các khóa CIRCO tiếp theo sau 2 khóa đầu này sẽ được thực hiện bằng tiếng Việt và tổ chức từ năm 2024 đến đầu năm 2025. Nếu bạn muốn tham gia khóa đào tạo tiếng Việt, bạn cũng có thể đăng ký nguyện vọng thông qua mẫu đăng ký dưới đây.
Cách thức tham gia?
Hãy đăng ký qua đường link https://www.askallo.com/9ojeoah8/survey.html trước ngày 17/12/2023. Ai đăng ký trước để được đáp ứng trước!
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy tham gia buổi phổ biến thông tin qua đường link: Info Session for Businesses sẽ được tổ chức vào ngày 30/11/2023 vào lúc 15h00-16h00.
Hoạt động này được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang Đức (BMZ) thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) – thuộc Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và môi trường biển” (viết tắt là Go Circular). Dự án Go Circular nhằm hỗ trợ qua trình chuyển đổi sản Kinh tế tuần hoàn ỏ cấp toàn cầu và tại 3 nước đối tác là Colombia, Ghana và Việt Nam. Dự án tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên: i) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ii) Nhân rộng giải pháp, và iii) Hành động tại các liên minh toàn cầu. Ở Việt Nam, Dự án Go Circular hợp tác chặt chẽ với các đối tác chính trị là Bộ Kế hoạch – Đầu tư (MPI) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM). Dự án còn thúc đẩy các mô hình kinh doanh tuần hoàn thông qua hỗ trợ doanh nghiệp và một số nghị định và sáng kiến chính sách liên quan.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có câu hỏi gì về nội dung này, xin liên hệ:
Chị Vũ Minh Nguyệt, Cán bộ Dự án cấp cao
GIZ Việt Nam
T +84 (0) 24 323 73634, ext. 310
M +84 (0) 98 892 8573
E nguyet.vu@giz.de