Hướng tới ngành dệt may Châu Á công bằng hơn cho người lao động, an toàn hơn cho môi trường
Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia châu Á, góp phần quan trọng vào GDP và giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Đặc biệt tại một số nước, dệt may có thể chiểm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các quốc gia này tuy có sự khác biệt về hạ tầng và công nghệ, song đều phải đối mặt với thách thức chung, đó là đảm bảo điều kiện tốt cho người lao động và giảm tác động tới môi trường.
Chính phủ Đức hỗ trợ ngành dệt may châu Á giải quyết những thách thức trên, nhằm phát triển bền vững hơn về mặt xã hội, môi trường và kinh tế, thông qua dự án “Thúc đẩy tính bền vững trong ngành dệt may ở châu Á” (FABRIC) do GIZ thực hiện. Dự án quy tụ các tác nhân có khả năng tạo nên sự thay đổi trong ngành dệt may châu Á, cải thiện quy trình sản xuất để đảm bảo quyền lợi của người lao động và an toàn môi trường. FABRIC hỗ trợ chuyển giao kiến thức bền vững và đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia và trên quy mô chuỗi cung ứng toàn cầu. Phối hợp chặt chẽ với các sáng kiến toàn cầu và khu vực, FABRIC hiện được triển khai tại sáu quốc gia: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar, Pakistan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, FABRIC đã đạt được những kết quả sau:
- 130 nhà máy được đào tạo về Hành động vì khí hậu, trong đó nhiều đơn vị đã có thể áp dụng các kiến thức tiếp thu qua dự án, trên quy mô toàn chuỗi cung ứng.
- 187 nhà máy được hỗ trợ quản lý hóa chất, 74% trong số đó có khả năng cải thiện hơn 20% điểm đánh giá về quản lý hóa chất.
- Bộ quy tắc ứng xử và sổ tay hướng dẫn thực hành về chủ đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã được xây dựng với sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Sau khi được các đối tác ba bên chấp thuận, Bộ quy tắc này sẽ được sử dụng như một tiêu chuẩn để các công ty Việt Nam thực hiện.
Vui lòng tìm hiểu thêm về cách FABRIC hỗ trợ ngành dệt may Châu Á trở nên bền vững hơn qua video sau đây: https://lnkd.in/gYhswt8E